Lực lượng tham chiến Chiến_dịch_Lam_Sơn_719

Mỹ và Việt Nam Cộng hòa

Lực lượng của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa trong cuộc hành quân này gồm có:

  • Quân lực Việt Nam Cộng hòa: tổng cộng khoảng 31 ngàn quân chưa kể 10 ngàn quân hỗ trợ tuyến sau, gồm:
    • 3 sư đoàn: Sư đoàn Dù (gồm 3 lữ đoàn 1,2,3), Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến, Sư đoàn 1 Bộ binh. Trong đó, Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến được đánh giá là 2 sư đoàn thiện chiến nhất của Việt Nam Cộng hòa.
    • 3 lữ đoàn: Liên đoàn 1 Biệt động quân, trung đoàn 4 và trung đoàn 5 - sư đoàn bộ binh số 2
    • 4 trung đoàn và 2 chi đoàn thiết giáp: trung đoàn 17, 11, 7, 4 (trang bị xe tăng M-41)
    • 13 tiểu đoàn pháo binh

Như vậy những lực lượng mạnh nhất của QLVNCH đã tập trung tại đây. (trừ lữ đoàn 81 BCND là đơn vị tổng trừ bị chiến lược đang đóng ở Nam phần).

  • Quân đội Mỹ: tổng cộng khoảng 10 ngàn quân, gồm:
    • 12 tiểu đoàn bộ binh: 5 tiểu đoàn thuộc sư đoàn dù 101, 4 tiểu đoàn lữ 1 sư đoàn 5 bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn thuộc sư đoàn Americal
    • 8 tiểu đoàn pháo binh (cỡ pháo từ 155 đến 203 mm)
    • 1.200 máy bay: 800 trực thăng, 300 máy bay phản lực, 50 máy bay vận tải cỡ lớn và 50 máy bay ném bom chiến lược B-52.

Trong diễn biến, khi cao nhất - ngày 10/3/1971, quân Mỹ đã tăng tổng số quân từ 9.000 dự kiến lên đến 15.000, điều động 5 tiểu đoàn thiết giáp (tăng hơn dự kiến 1 tiểu đoàn) và 4 tiểu đoàn pháo binh (tăng hơn dự kiến 1 tiểu đoàn) để hỗ trợ trực tiếp; điều động khẩn cấp 3 lữ đoàn bộ binh trong 2 ngày 23 và 24 tháng 2 năm 1971 từ Thừa Thiên ra vùng Quáng Ngang, Mai Lộc, điểm cao 241, Khe Sanh (tức là Lữ đoàn 11 bộ binh Mỹ, 2 lữ đoàn dù thuộc Sư đoàn 101 dù Mỹ) và thêm 4 tiểu đoàn pháo binh (tăng hơn dự kiến 2 tiểu đoàn) để bảo vệ phía sau. Đây là không kể hơn 300 máy bay lên thẳng được điều thêm để phục vụ cho cơ động và vận chuyển lực lượng.

  • Ngoài ra còn có 2 binh đoàn Quân đội Hoàng gia Lào với khoảng 4.000 quân (thuộc 2 binh đoàn cơ động GM30 và GM33)

Theo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tổng lực lượng Mỹ-VNCH trên địa bàn chiến dịch lúc cao nhất có 55.000 quân, gồm 15 trung đoàn bộ binh, 3 thiết đoàn thiết giáp, 21 tiểu đoàn pháo binh, trang bị gồm 578 xe tăng, xe bọc thép, 318 khẩu pháo, 700 máy bay các loại[14].

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Lực lượng quân sự:Tổng cộng có khoảng 50.000 quân, với chỉ huy là Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Nam Lào (mật danh là "Bộ tư lệnh 702").

  • Các sư đoàn bộ binh: 2, 304, 308, 320324 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
  • Ba tiểu đoàn tăng, thiết giáp: 297, 397, 198, với 88 xe tăng (Tiểu đoàn 397 trang bị 33 xe T-34/85, Tiểu đoàn 297 trang bị 33 xe T-54, Tiểu đoàn 198 trang bị 22 xe tăng lội nước PT-76)
  • Một số tiểu đoàn đặc công
  • Ba trung đoàn pháo binh cơ giới: 368, 38, 45
  • Trung đoàn pháo mang vác 84
  • Ba trung đoàn pháo phòng không: 230, 241, 591
  • Ba trung đoàn công binh: 219, 83, 7
  • Bảo vệ hậu phương chiến lược, trực tiếp của chiến dịch là Sư đoàn phòng không 367 gồm 3 trung đoàn pháo phòng không 282, 284, 224 và hai trung đoàn tên lửa 238, 237
  • Các lực lượng tại chỗ của B5, B4 và Đoàn 559 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Bộ đội 559 đã tổ chức 7 khu vực tác chiến tại chỗ; huy động tham gia chiến dịch 1 sư đoàn và 5 trung đoàn phòng không (có 1 trung đoàn tên lửa), 10 tiểu đoàn pháo cao xạ, 25 đại đội và 33 trung đội súng máy phòng không, bố trí thành 8 cụm trên tâm điểm là tam giác Bản Đông - Tha Mé - La Hạp.
  • Lực lượng chính quy và dân quân Pathet Lào

Lực lượng dân sự:

Lực lượng dân sự của quần chúng nhân dân chủ yếu phục vụ bảo đảm giao thông vận tải, bảm đảm kho bãi. Nhiều hộ dân đã sử dụng chính nhà của mình để là kho chứa vũ khí và trạm dừng chân của bộ đội. Quần chúng nhân dân đã tổ chức các điểm phục vụ nước uống, tặng quà cho các đơn vị huấn luyện diễn tập, cả trên đường quân ta hành quân đi qua; đồng thời chấp hành nghiêm các quy định "phòng gian bảo mật", bảo vệ an toàn nơi bộ bội đóng quân, ngụy trang bến bãi, kho tàng..., tạo mọi điều kiện tốt nhất cả vật chất và động viên tinh thần cho bộ đội trước khi vào mặt trận.[15]

Xét về tương quan, hai bên khá tương đương về quân số, tuy nhiên phía Mỹ và VNCH mạnh hơn hẳn về trang bị và hỏa lực hạng nặng (gấp 5 lần về thiết giáp, 3 lần về pháo hạng nặng và hơn tuyệt đối về không quân).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Lam_Sơn_719 http://119.15.167.94/qdndsubsite/vi-vn/89/70/86/86... http://www.militaryhistoryonline.com/vietnam/vietn... http://encarta.msn.com/text_761552642___25/Vietnam... http://doanket.orgfree.com/lamso719/vsc-lamson1.ht... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9...